Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

thumbnail

Công dụng của quả điều

 1. Làm thực phẩm

Với hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng, quả điều từ lâu đã được ứng dụng làm thực phẩm cho con người. Quả điều chín có thể dùng để ăn ngay, vị ngọt thơm kèm một chút chát hậu rất đặc trưng. Ở Việt Nam ta, quả điều chín còn được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau rất độc đáo như: làm rau sống (quả điều xắt miếng ngang hoặc dọc, sau đó dùng làm rau sống kèm khế, chuối chát, rau tập tàng,… rất hợp với các món mắm mặn, thịt cá kho,…), dùng để chế biến các món mặn như thịt kho trái điều, canh chua trái điều, cá kho trái điều, gỏi trái điều,…

2. Làm thuốc

Theo truyền thống, quả điều được sử dụng để chữa một số bệnh mãn tính như bệnh Scurvy (một loại bệnh mãn tính do thiếu vitamin C), bệnh tiêu chảy, những vấn đề về tử cung, cổ chướng, bệnh tả và bệnh thấp khớp (Attri 2009) [3]. Quả điều cũng được coi là một phương pháp chữa bệnh rối loạn dạ dày và được sử dụng để điều trị viêm họng ở Cuba và Brazil. Ở Bolivia, quả điều được coi là chất kích thích não bộ con người giúp cải thiện trí nhớ, đồng thời chúng còn được sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu mạnh. Nhiều đặc tính của nước ép quả điều đã và đang tiếp tục được nghiên cứu nhằm ứng dụng các giá trị của quả điều trong việc điều trị y khoa thông qua các thành phần trong quả điều có vai trò như chống oxy hóa, chống nấm, kháng khuẩn, Chống khối u, chống viêm nhiễm và chống đột biến gen.

Ở Việt Nam, quả điều được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng lợi tiểu và chống buồn nôn. Ngoài ra còn có thể sử dụng để điều trị bệnh viêm họng bằng nước ép từ quả điều.

Bên cạnh đó, theo một số tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, quả điều chín đã được người dân châu Phi rải quanh các hồ chứa nước để hạn chế sự phát triển của loài muỗi nhờ khả năng ngăn cản quá trình phát triển của ấu trùng muỗi của một số chất acid có trong thành phần quả điều.

3. Làm rượu và nước giải khát

Quả điều từ lâu đã được dùng để chế biến thành rượu và nước giải khát. Ở Ấn Độ, ngành rượu quả điều có truyền thống hơn 500 năm. Trong khi ở Việt Nam, công nghệ chế biến rượu từ quả điều đã được nghiên cứu và chuyển giao cho nhiều cho nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh gia đình. Theo Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam VUSTA, cứ 1 kg trái điều có thể sản xuất ra 1,5 lít rượu vang điều với nồng độ cồn từ 11-13,3%.

Ngoài ra, chất tannin gây ra vị chát và rát lưỡi có trong quả điều đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xử lý loại bỏ thành công, từ đó mở  ra nhũn ứng dụng của quả điều trong ngành chế biến nước giải khát.

4. Làm cồn khô, phân bón và xăng sinh học

Quả điều có thành phần rất phù hợp để làm nguyên liệu cho ngàng chế biến cồn khô. Theo đó, dịch ép từ quả điều sẽ được cho thêm dung dịch Gelantine, sau đó đun sôi và lọc lấy dịch. Tiếp theo đó sẽ cho thêm men (có tên gọi là Saccharomyces cerevisiae) vào và sau 5 ngày, đem chưng cất dung dịch này sẽ thu được cồn. Công đoạn cuối cùng là thêm chất phụ gia vào để thu được cồn hoàn chỉnh. Phần thịt quả còn lại có thể ủ để làm phân sinh học.

Cồn khô thu được từ quả điều có thể ứng dụng để sản xuất ra các thành phẩm như cồn y tế, cồn nấu lẩu,… Đặc biệt, loại cồn khô này có thể sử dụng để sản xuát cồn khan 99,8% - là nguyên liệu để pha xăng sinh học E10, làm nguồn nguyên liệu sản xuất ethanol sinh học và xăng gốc E10.



5. Làm thức ăn gia súc

Quả điều có đặc điều giàu protein, hàm lượng đường và chất xơ, đồng thời chứa rất nhiều vitamin nên rất thuận lợi cho quá trình ủ chua lên men để làm thức ăn gia súc giúp bổ sung và thay thế một phần thức ăn thô xanh.

Quả điều tươi sau thu hoạch và tách hạt sẽ được đem về phơi khô, sau đó có thể ủ lên men hoặc nghiên thành bột để làm thức ăn cho bò. Thành phẩm thu được có kết quả phân tích cho thấy hàm lượng dinh dưỡng rất cao với chất xơ thô chiếm 33,17%, chất khoáng chiếm 8,29%, protein chiếm 6,1% và chất béo chiếm 1,29%. Thực tế cho thấy bò sẽ phát triển nhanh hơn cả về cân nặng và chiều cao, đồng thời chất lượng thịt và sữa cũng tốt hơn khi có bổ sung loại thức ăn này. Vì vậy, quả điều là nguyên liệu để làm thức ăn cho gia súc rất tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ chi phí thấp.

6. Sản xuất giấm ăn

Theo VUSTA, từ 1,4 kg quả điều có thể sản xuất được 1 lít giấm với tổng chi phi rơi vào khoảng 2.700 đồng. Giấm điều được đánh giá cao về vì quả điều chứa hàm lượng dinh dưỡng tốt. Để men giấm điều đạt hiệu quả cao nhất, quá trình lên men giấm nên bắt đầu từ lúc dịch quả điều đã lên men và đạt nồng độ 7% và độ pH thích hợp là 3,5. Cần bổ sung khoảng 15% lượng giấm và ủ trong 25 ngày là thu được giấm ăn.

Nguồn: https://pagacas.com/qua-dieu-re-than-la-nhua-va-vo-than-dieu-blo93

Xem thêm: 

Hàm Lượng Dinh Dưỡng Của Quả Điều

Lá Điều, Rễ, Vỏ Thân Cây Và Nhựa Thân Cây Điều
Xem thêm: Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang hạt điều trong dầu vỏ điều (chao dầu)

Sâu hại điều – Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)

Những phần chính yếu của ISO 6477-1988

Hạt điều Pagacas – Quá trình phát triển và Nguyên liệu Phương án khắc phục và giải quyết khó khăn của ngành điều Việt Nam giai đoạn những năm 2000 Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang trực tiếp đơn giản Ứng dụng của nhân điều

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tủ gốc, tưới tiêu, trồng xen

Sàng cỡ (Phân cỡ) hạt điều là gì?

Trồng cây điều: Tính khoảng cách trồng (cự ly trồng) Nội dung của hệ thống QLCLTD trong sản xuất hạt điều

Thu Hoạch Và Sơ Chế Hạt Điều

Công Dụng Của Quả Điều

Bóc Vỏ Lụa Trong Chế Biến Hạt Điều - Bóc Vỏ Lụa Cơ Giới (Bóc Vỏ Lụa Bằng Máy)

Xirô Trái Điều

Yêu Cầu Điều Kiện Khí Hậu Và Dinh Dưỡng Của Cây Điều

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments